Thép không gỉ hay inox là kim loại được ưa chuộng nhất hiện nay bởi tính thẩm mỹ cùng tuổi thọ lâu dài. Vậy inox có gỉ không, inox có bị oxi hóa không là vấn đề bất cứ ai cũng sẽ thắc mắc. Chủ đề câu hỏi đặt ra hôm nay là inox 201, 304, 430, 316 có bị gỉ sét không? Hãy cùng xưởng Inox Thịnh Phát tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Inox được trang bị khả năng chống ăn mòn nhưng vẫn có thể inox bị rỉ sét trong một số điều kiện nhất định mặc dù tốc độ không nhanh hay nghiêm trọng như các loại thép thông thường.
Khả năng chống ăn mòn của thép không gỉ đa phần phụ thuộc vào lượng Crom (Cr) có mặt trong hợp kim. Nếu không đủ hàm lượng, lớp oxit crom mới không thể hình thành khi lớp trên cùng bị trầy xước.
Do tính năng chống gỉ, inox không cần thường xuyên bảo trì. Tuy nhiên theo thời gian sử dụng, nếu ta bỏ mặc hoặc không bảo dưỡng đúng cách, gỉ sét vẫn có thể xuất hiện và phát triển trên bề mặt.
Inox 201 là loại thép không gỉ có thành tố Niken (Ni) thấp, Mangan (Mn) và Nitơ (N) cao. Chính vì vậy nên thường sẽ cứng và dễ bị ăn mòn ở dạng rỗ, dẫn đến hiện tượng inox bị rỉ sét trong quá trình sử dụng.
2 nguyên nhân chính mà Inox 201 bị gỉ sét, ố vàng hay bị oxi hóa bao gồm:
Để trả lời được inox 304 có bị rỉ sét không, inox 304 có chịu được axit trước hết bạn cần biết inox 304 thuộc dòng Austenitic chiếm hơn 70% tổng sản lượng thép không gỉ. Thành phần hoá học bao gồm tối đa 0,15% Carbon (C) và tối thiểu 16% Crom (Cr), mang lại khả năng chống gỉ rất mạnh.
Chính vì Chromium làm kết cấu của hợp kim càng vững chắc hơn, từ đó làm thay đổi tính năng của inox, khiến cho dễ sinh ra lớp màng bảo vệ là Crom-oxit trên bề mặt sản phẩm giúp cho inox 304 bị rỉ rất khó xảy ra.
Các nhà khoa học còn phát hiện ra kết cấu bên trong thép càng bền vững thì thành phần tạo nên càng gắn kết chặt chẽ hơn, việc xâm nhập của chất ăn mòn càng khó khăn hơn. Do đó thép 304 được mệnh danh là inox không gỉ có khả năng kháng lại sự ăn mòn từ không khí, nước và axit.
Inox 430 thuộc dòng thép Ferritic là hợp kim nhị phân Sắt-Crom mang từ tính rất cao nên khả năng chống ăn mòn bị giảm. Nhưng vẫn tốt hơn dòng Martensitic vì hàm lượng Crom (Cr) vẫn cao.
Do nguyên nhân bị nhiễm từ tính dẫn đến thép 430 có tính năng chống ăn mòn kém hơn cũng như hiện tượng inox bị rỉ sét và ngả màu trong môi trường vẫn sẽ diễn ra 1 cách từ từ.
Bên cạnh đó, kết cấu tinh thể bên trong của inox 430 thuộc bcc, cũng chính vì hàm lượng Niken (Ni) thấp làm kết cấu không ổn định, dễ đứt gãy và oxi hoá mặc dù sở hữu lượng Crom (Cr) cao.
Inox 316 dòng thép không gỉ có thành phần khá tương đồng với Inox 304 và thuộc dòng Austenitic khi chứa lượng Crom (Cr), Niken (Ni) và Carbon (C) cao. Khi chúng nguội đi, sắt vẫn ở dạng Austenite (sắt gamma) một pha nên không có từ tính nên không bị gỉ.
Bên cạnh đó, thành phần của thép 316 sở hữu từ 2-3% hợp chất Molypden (Mo). Càng giúp inox chống lại sự ăn mòn cao hơn nhất là đối với môi trường Clorua hay các dung môi công nghiệp khác.
Nếu ở trong môi trường khắc nghiệt, inox 316 vẫn bị oxi hóa. Nhưng tốc độ oxi hóa diễn ra sẽ rất thấp với ít hơn 0.0002 inch/ năm. Và nếu sử dụng trong môi trường thuận lợi, bề mặt thép không gỉ 316 vẫn giữ được độ sáng bóng, ổn định.
Inox 204 thuộc dòng thép không gỉ Austenitic - Ferritic (Duplex), do vậy vẫn sở hữu từ tính mặc dù rất yếu. Dù hàm lượng Niken (Ni) ít đi nhưng vẫn được thay thế bằng Mangan (Mn) nên cấu trúc fcc vẫn giữ được độ ổn định cao.
Do đó, inox 204 vẫn xảy ra hiện tượng inox bị rỉ sét nhưng chậm hơn so với mác 304 và 316 bởi từ tính bên trong là không đáng kể và chỉ xuất hiện ở 1 số góc cạnh cắt, uốn cong. Nhưng vấn đề có thể giải quyết sau quá trình gia công tiêu chuẩn.
Bất kể là loại thép nào đều là 1 hợp kim có thành phần hoá học chủ yếu là Sắt (Fe) với một ít Carbon (C) để tạo độ bền và giúp thép chống lại sự nứt gãy. Một số thép cũng chứa một ít các nguyên tố khác như Niken (Ni), Silicon (Si) hoặc Crom (Cr).
Chromium hay Crom (Cr) chính là chìa khóa để chống lại sự gỉ sét của thép không gỉ. Inox chứa một lượng Crom (Cr) cao hơn nhiều so với thép carbon với ít nhất 10,5% Crom (Cr) và không quá 1,2% Carbon (C) và các nguyên tố hợp kim khác. Vì vậy đây là nguyên nhân tại sao inox không bị gỉ.
Nguyên lý chống gỉ sét của inox là do Crom (Cr) cùng các nguyên tố khác phản ứng với không khí và nước để tạo thành một lớp màng mỏng bên ngoài thép như một rào cản ngăn chặn sự ăn mòn. Nếu bị trầy xước hoặc hoen ố, lớp màng sẽ tự sửa.
Thép không gỉ được gia công bằng nhiều phương pháp khắc, dập hay các giải pháp khác bởi khả năng chống nhiệt lên đến 800 độ C. Đáp án cho câu hỏi inox có bị ăn mòn không là inox không chống ăn mòn 100%. Trong một số điều kiện môi trường có thể dẫn đến ăn mòn như:
Các thông tin ở trên đã trả lời cho câu inox có bị rỉ sét không, thép không gỉ có bị gỉ không? Có nhiều loại ăn mòn và rỉ sét thường gặp trên inox khác nhau. Mỗi loại trong số đó yêu cầu những giải pháp xử lý khác nhau. Hãy cùng xưởng Inox Thịnh Phát tìm hiểu.
Có 6 dạng ăn mòn inox phổ biến nhất bao gồm:
Ăn mòn đồng nhất được coi là hình thức ăn mòn an toàn đối với doanh nghiệp nhất vì có thể dễ dàng dự đoán, quản lý cũng như có thể phòng ngừa được. Hiện tượng này xảy ra đối với các loại thép không gỉ có độ pH < 1 khi sản phẩm mất đồng nhất kim loại trên toàn bộ bề mặt.
Ăn mòn điện hóa là hình thức ăn mòn trong đó 1 kim loại bị ăn mòn khi tiếp xúc với 1 kim loại khác khi có chất điện li khiến hình thành pin điện hoá. Trong đó, cực nào bị ăn mòn là cực Anode, cực còn lại nhận điện tử là cực Cathode.
Hiện tượng ăn mòn giữa các hạt diễn ra sau khi nung thép không gỉ Austenitic ở nhiệt độ 842 - 1562 độ F tại nơi ranh giới của các tinh thể trong cấu trúc sắt, vì dễ bị ăn mòn hơn bề mặt bên trong.
Ăn mòn rỗ thuộc 1 trong 2 dạng ăn mòn cục bộ, thường trở nên khó phát hiện hơn do diện tích bề mặt bị ảnh hưởng nhỏ hơn, nhưng vẫn có thể gây hại khi xảy ra hiện tượng lỗ khi inox tiếp xúc với môi trường Clorua..
Ăn mòn kẽ hở thuộc dạng ăn mòn cục bộ còn lại xảy ra tại khe giữa hai bề mặt nối được hình thành giữa 2 thanh kim loại hoặc kim loại và phi kim. Khi hàm lượng oxi bị bên ngoài thâm nhập và thay đổi khác biệt trong chất điện giải.
Ăn mòn ứng suất rất nguy hiểm và thường xảy ra trong ngành công nghiệp làm giảm độ bền của inox. Diễn ra khi hình thành vết nứt trong môi trường ăn mòn do ứng suất kéo kết hợp cùng với điều kiện môi trường.
Hiện tượng gỉ sét diễn ra ảnh hưởng rất lớn đến cấu tạo, kết cấu, độ bền, tính thẩm mỹ cùng nhiều yếu tố khác của inox. Hãy cùng điểm qua những tác hại tiêu biểu của ăn mòn và gỉ sét đối với thép không gỉ bên dưới:
Sau khi tìm hiểu về tác hại cũng như các hiện tượng ăn mòn ở inox, làm thế nào để ngăn chặn vấn đề này xảy ra? Cùng xưởng Inox Thịnh Phát tìm hiểu các bước để ngăn chặn sự ăn mòn thép không gỉ nên được thực hiện:
Vậy, đối với các sản phẩm đã bị gỉ sét và có vết ố vàng trên bề mặt inox thì sao? Dưới đây là 1 số giải pháp xưởng inox Thịnh Phát đề xuất để bạn xử lý kịp thời tránh làm ảnh hưởng quy trình sản xuất:
Không bao giờ được sử dụng những thứ sau đây để loại bỏ rỉ sét trên thép không gỉ:
Gỉ sét ở sản phẩm chính là do bị oxi hóa hay còn gọi là sự ăn mòn. Hiện tượng ăn mòn xảy ra khi các nguyên tố tinh khiến phản ứng với điều kiện môi trường. Do đó các nguyên tố kể cả Sắt (Fe) rất ít khi được phát hiện dưới dạng tinh khiết.
Đặc biệt trong điều kiện môi trường ẩm ướt, Sắt (Fe) phản ứng với oxi (O2) tạo thành oxit sắt (Fe2O3) mà chúng ta thường gọi là gỉ sét. Việc này sẽ làm cho Sắt hay hợp kim chứa sắt sẽ bị ăn mòn nhanh chóng và có khả năng hư hỏng.
Đặt biệt là sắt và thép cacbon.
Duy chỉ có ở thép không gỉ chứa thành phần Crom (Cr) và hợp chất chống ăn mòn Chromium. Một lớp mỏng Crom ở bề mặt sẽ bị oxy hóa tạo thành Oxit Crom và sẽ không phản ứng tiếp với oxy. Tạo nên khả năng chống gỉ sét ở inox tốt hơn thép.
Inox là vật liệu bền, không gỉ, sáng bóng, có khả năng chống oxy hóa tốt, do đó sẽ không dễ bị đen hay xỉn màu trong quá trình sử dụng nên phù hợp dùng làm 1 số đồ trang trí hay trang sức.
Inox có có thể chịu được sự ăn mòn của axit tuỳ theo loại có oxi hoá hoặc không. 2 loại axit mạnh oxi hoá như: axit sunfuric đặc và axit nitric đặc, lại không thể chịu được sự ăn mòn của các axit không có tính oxi hóa như axit clohidric, axit sunfuric loãng.
Thừa hưởng khả năng chống axit ăn mòn ở inox, khả năng chống ăn mòn của Inox 304 tốt hơn nhiều so với những loại khác. Inox 304 có bị axit ăn mòn không? Đáp án là inox 304 không phản ứng với axit, chỉ phản ứng mạnh với môi trường clorua.
Inox 304 với hàm lượng Crom cao tạo lớp bảo vệ bên ngoài và Niken cao khiến kết cấu bên trong vững chắc, sẽ không xảy ra hiện tượng inox 304 bị gỉ, inox 304 bị ố vàng. Và hầu như không bị biến đổi chất nên được sử dụng sản xuất nồi, xoong, chảo chất lượng cao.
Thép không gỉ hay inox là vật liệu cơ bản được tìm kiếm nhiều vì khả năng chống oxi hoá của nó, được tích hợp dưới dạng lớp crom-oxit. Tuy nhiên tuỳ vào loại inox khả năng oxi hoá khác nhau.
Inox 316 với cấu tạo có lớp Molybdenum (Mo) trong thành phần giúp chống ăn mòn axit hiệu quả và tốt nhất trong các loại inox, bất kể lớp Crom Oxi (Cr2O3) có bị mài mòn.
Câu trả lời là có nhưng bạn chỉ có thể sử dụng giấm để loại bỏ đồ inox bị rỉ với các vết rỉ sét nhẹ trên bề mặt. Lưu ý: Một số loại thép không gỉ có lớp phủ Oleophobic hoặc chất chống thấm dầu thì không nên sử dụng bởi giấm có thể loại bỏ lớp phủ.
Kem đánh răng là 1 loại hợp chất khá toàn diện và dễ dàng mua được giúp loại bỏ một số vết rỉ sét nhỏ trên dao kéo bằng thép không gỉ, nhẫn inox có bị gỉ nếu trộn với baking soda. Tuy nhiên, nó không hiệu quả như chất tẩy rửa thương mại nhưng bù lại khá an toàn.
Chanh cũng có thể hòa tan một số vết rỉ sét ở inox. Đặc biệt là khi rắc muối thô lên trên hoặc khi trộn với nước chanh, để yên trong một hoặc hai giờ trước khi chà xát cặn bằng vỏ chanh, sau đó rửa sạch và lau khô. Tuy nhiên, hãy biết rằng nước chanh đọng quá lâu trên thép không gỉ có thể làm hỏng bề mặt.
Việc sử dụng thuốc tẩy là nên tránh trên thép không gỉ. Dung dịch đậm đặc có thể làm ố và làm hỏng bề mặt lớp Crom Oxy dẫn đến dễ bị gỉ sét và ố vàng hơn.
Chà bằng bàn chải mài mòn có thể làm xước thép không gỉ, khiến sản phẩm dễ bị gỉ hơn trong tương lai. Cách chữa trị tốt nhất là giữ cho bề mặt sản phẩm không có nước đọng và vết bẩn, đồng thời làm sạch bằng chất tẩy rửa nhẹ nhàng.
Sau khi tìm hiểu về tính chất, bạn cần chọn cho mình 1 xưởng sản xuất cung cấp inox chất lượng với mức giá rẻ cạnh tranh để đảm bảo cho việc sản xuất. Hãy đến với Inox Thịnh Phát.
Sở hữu nhiều năm kinh nghiệm sản xuất và tư vấn cùng dịch vụ tận tình, chu đáo và nhanh chóng, chúng tôi sẽ là đối tác đáng tin cậy cho doanh nghiệp bạn.